10 cách đơn giản đỡ nghén khi mang bầu hiệu quả ngay tại nhà

bởi admin
10-cach-don-gian-do-nghen-khi-mang-bau-hieu-qua-ngay-tai-nha

Là phụ nữ ai cũng từng trải qua cảm giác ốm nghén khi mang bầu, mỗi người sẽ được trải qua các cảm giác ốm nghén khác nhau nhưng hầu hết khi nghén mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và khó chịu với mùi thức ăn, xà phòng, … Ở bài viết này mẹ Minh An sẽ chia sẻ với các mẹ bầu 10 cách đơn giản giảm nghén khi mang thai hiệu quả ngay tại nhà.

Biểu hiện và nguyên nhân gây ốm nghén

Có đến hơn 80% phụ nữ mang bầu có các biểu hiện ốm nghén như buôn nôn, nôn khan, nôn ói, khó chịu với mùi thức ăn. Tùy theo thể trạng của mỗi người mà mức độ ốm nghén nặng nhẹ cũng khác nhau.

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định nguyên nhân chính xác gây ra ốm nghén. Theo các chuyên gia phụ sản có thể do các yếu tố sau:

– Tăng đột ngột nồng độ hormon: Khi mang thai hormone hCG tăng cao, đồng thời estrogen và progesterone cũng tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Nó tác động trực tiếp làm tăng acid dịch vị, gây nguy cơ trào ngược dạ dày, dẫn đến hiện tượng nôn nghén
– Khứu giác nhạy cảm khi mang thai: Khi mang thai khứu giác phụ nữ đều nhạy cảm hơn nhiều lần so với bình thường. Đặc biệt dạ dày sẽ thấy khó chịu, cảm giác buồn nôn ngay khi ngửi những mùi như nước hoa, đồ ăn, dầu mỡ, xăng dầu…
– Tiền sử gia đình và bản thân: Trong lần mang thai trước nếu thai phụ bị ốm nghén thì tình trạng ốm nghén ở lần sau mang thai là rất cao. Hoặc những người phụ nữ thuộc gia đình như mẹ, chị gái có tiền sử ốm nghén khi mang thai thì sẽ dễ gặp tình trạng buồn nôn và nôn khi mang bầu. Đây có thể là do gen di truyền.
– Một số yếu tố khác: như tâm lý căng thẳng, tiền sử bị say xe…

Có cần thiết gặp bác sĩ khi bị nghén?

Nếu như mẹ bị nôn liên tục, ăn hoặc uống nước đều bị ói hết không giữ được thì có thể phải đối mặt với tình trạng mất nước điện giải hay thiếu dinh dưỡng. Mẹ cần tới gặp bác sĩ nếu thấy hiện tượng sau:

– Nước tiểu màu rất sẫm hoặc không đi tiểu trong 8 tiếng đồng hồ
– Không giữ được thức ăn, nước uống trong bụng tới 24 tiếng
– Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt và choáng váng khi đứng dậy.
– Đau bụng
– Sốt cao trên 38 độ
– Nôn ra máu

Nếu mẹ thấy đau khi đi tiểu hoặc thấy có máu trong nước tiểu có thể đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cần được điều trị bệnh. Mẹ bầu cần uống nhiều nước để giúp làm sạch đường tiết niệu và giảm đau. Trong 24 tiếng khi mẹ phát hiện thấy bất thường nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.

Mách mẹ 10 mẹo giảm ốm nghén đơn giản

1. Ăn gừng giảm buồn nôn

Gừng được biết đến như một phương thuốc tự nhiên thường được dùng để hạn chế những cơn buồn nôn. Thông qua một số nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng có thể dùng gừng để làm giảm các triệu chứng buồn nôn khác nhau, bao gồm cả triệu chứng giảm buồn nôn khi mang thai.

Không có liều lượng nhất định về việc dùng gừng bao nhiêu là đạt hiệu quả nhất, nhưng các nghiên cứu cho rằng lượng gừng khô dùng mỗi ngày ngày dao động từ 0.5 -1.5 gram. Bạn có thể pha gừng với nước ấm, tẩm chung với đường thành mứt để hạn chế những cơn buồn nôn.

gung-giam-nghen-bau

Ăn gừng khá an toàn với hầu hết nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp, đang dùng thuốc điều trị loãng máu thì bạn cần hạn chế ăn gừng.

Mặc dù còn ít nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với phụ nữ mang thai, nhưng chúng cho thấy các tác dụng phụ hầu như không đáng kể. Vì vậy, các chuyên gia xem gừng là một phương thuốc an toàn và hiệu quả trong thai kỳ.

2. Giảm ốm nghén với một lát chanh

Trong một nghiên cứu gồm 100 phụ nữ mang thai tình nguyện tham gia. Các chuyên gia chia làm 2 nhóm: nhóm dùng tinh dầu chanh và nhóm dùng tinh dầu hạnh nhân. Sau 4 ngày, kết quả cho thấy nhóm dùng tinh dầu chanh giảm có mức độ buồn nôn thấp hơn 9% so với nhóm dùng tinh dầu hạnh nhân.

chanh-do-nghen-bau

Thông qua nghiên cứu, các chuyên gia cho thấy một lát chanh tươi hoặc cam, quýt có thể làm giảm cơn ốm nghén ở phụ nữ mang thai ngay lập tức. Bạn chỉ cần cắt một quả chanh, dùng vật nhỏ cạ nhẹ vỏ quả chanh để nó giải phóng tinh dầu vào không khí để giảm cơn ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu chanh để thay đổi không khí trong nhà giúp bạn cải thiện tinh thần.

3. Nước cam “thần kỳ” giảm nghén hiệu quả

Vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm dễ chịu của cam giúp mẹ bầu tinh thần thoải mái, đối phó hiệu quả với những cơn ốm nghén đáng ghét nữa đấy.

Mỗi ngày mẹ có thể uống từ 1-2 ly nước cam ép hoặc ăn cam để được cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và con đồng thời đuổi ốm nghén khó chịu.

Tuy nhiên, không nên uống lúc đói vì tính axit trong cam cũng khá cao, uống lúc đói có thể gây hại cho dạ dày đấy!

4. Ăn vặt là cách giảm nghén 3 tháng đầu

Bạn chỉ cần ăn vặt một chút gì đó như một quả chuối hay một chút bánh quy khi cảm thấy buồn nôn. Sau đó, bạn sẽ quên đi cảm giác buồn nôn ngay lập tức.

Thêm vào đó, bánh quy hay bánh mì là những thứ giàu carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên ăn chúng vào lúc đói có thể giúp hấp thụ axit thừa trong dạ dày. Kết quả là bạn sẽ tránh được tình trạng dư axit, dẫn đến tình trạng ợ chua và buồn nôn.

Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng hơn thì mẹ cần đi khám bác sĩ để có cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả bảo vệ thai kỳ của mình.

5. Giảm ốm nghén với bạc hà

Thay vì phải khó chịu với những cơn ốm nghén mỗi ngày, các chuyên gia cho rằng việc những phụ nữ mang thai có thể sử dụng một ít lá bạc hà. Lá bạc hà rất phổ biến, an toàn khi sử dụng và có tác dụng rất tuyệt để giảm đi cảm giác buồn nôn do nghén.

bac-ha-do-nghen-bau

Không những thế, uống vài tách trà nấu từ lá bạc hà hoặc thêm bạc hà vào các món ăn trong ngày là cách hiệu quả giúp bà bầu tránh bị ho, cảm lạnh. Nó cũng giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan, thông mũi tự nhiên.

Bên cạnh việc sử dụng lá bạc hà, mẹ bầu có thể dùng những sản phẩm có hương bạc hà, tinh dầu bạc hà rõ nguồn gốc xuất xứ, để thay đổi không khí xung quanh giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.

6. Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt

Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh.

Mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có công dụng giảm ốm nghén như chuối, táo và bánh mì nướng

7. Ngủ đủ giấc khi mang bầu

Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt.

Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

8. Bà bầu cần tập hít thở đúng cách

Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng. Cảm giác buồn nôn của bạn sẽ nhanh chóng được “thổi bay” theo từng hơi thở.

9. Hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Nằm trong danh sách những thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng, những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nôn ói của bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

10. Tập thể dục nhẹ nhàng

Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, mẹ bầu nên nằm nán lại một chút trước khi ra khỏi giường và sau đó nên nhanh chóng vận động cơ thể để hạn chế tình trạng ốm nghén.

Theo đó, mẹ bầu có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, ví dụ như một số động tác yoga cơ bản dành cho bà bầu. Việc tập luyện này sẽ giúp máu lưu thông, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường sức khỏe mẹ bầu.

Từ đó sẽ hạn chế tình trạng nôn ói cho mẹ bầu. Trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng vào buổi sáng thì bạn cũng nên dậy khỏi giường.

Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

Bài viết liên quan

Leave a Comment