7 Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng sao cho có lợi nhất 2022

bởi admin
7-kinh-nghiem-gui-tiet-kiem-ngan-hang-sao-cho-co-loi-nhat

Bạn đang có một số tiền nhàn rỗi nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong các hình thức đầu tư như: Chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ, vàng hay kinh doanh, … thì gửi tiết kiệm nghiệm ngân hàng là lựa chọn không tồi lúc này. Bởi nó là hình thức đầu tư an toàn và ít rủi ro hơn cả.

Lần đầu tiên mẹ Minh An mang tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là 10 năm trước nên cũng tìm hiểu và có chút kinh nghiệm để làm sao gửi tiết kiệm được lãi suất cao nhất và an toàn nhất. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ 7 kinh nghiệm gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất, mọi người cùng theo dõi nhé:

Hiện nay có thể chia các ngân hàng thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Top 4 ngân hàng lớn của Nhà nước gồm Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank.
  • Nhóm 2: Ngân hàng TMCP như ACB, SCB, Bắc Á, VP Bank, Techcombank, MB Bank, Đông Á bank, Seabank, ….
  • Nhóm 3: Ngân hàng TNHH nước ngoài như HSBC, ANZ, Shinhanbank, Standard Charter, Indovinabank, ….

Số tiền gửi tiết kiệm nhỏ < 75 triệu

Nếu các mẹ gửi tiết kiệm tính cả gốc và lãi tầm dưới 75 triệu thì cứ lựa chọn ngân hàng nào lãi suất cao mà gửi và không cần phải lo lắng gì. Vì tất cả các ngân hàng đều bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi (bảo hiểm tiền gửi cho 1 người / 1 ngân hàng tối đa là 75 triệu). Nên dù ngân hàng phá sản thật thì bên bảo hiểm cũng chi trả cho 1 người tối đa là 75 triệu.

Lựa chọn kì hạn gửi

Trước khi mang tiền gửi tiết kiệm, các mẹ phải tính xem gửi số tiền bao nhiêu với kì hạn dài hay ngắn? Thông thường thì số tiền gửi càng nhiều với kì hạn dài (dưới 3 năm) thì lãi suất càng cao.

Mình không cần vốn nhiều và có dự tính được các khoản cần thu chi sắp tới nên thường gửi kì hạn dài tầm 12 – 18 tháng. Nếu gửi kì hạn dài quá 2 – 3 năm cũng có rủi ro lãi suất tăng giảm do thị trường.

Tiếp theo là lên Website của từng ngân hàng xem lãi suất của họ là bao nhiêu (mình thường bỏ qua các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 3). Nếu gửi số tiền lớn, kì hạn dài thì các mẹ có thể thỏa thuận với ngân hàng để được lãi suất cao hơn lãi suất niêm yết hoặc được ngân hàng “chi ngoài”. Nếu cần có thể gọi điện hỏi trực tiếp, số tiền gửi, kì hạn gửi dài, … và ra điều kiện về lãi suất và quà tặng sao cho cao nhất có thể.

Với các ngân hàng lớn như: ACB, Techcombank, Sacombank, VP Bank, … thì vài trăm đến 1,2 tỉ không phải to. Nhưng các ngân hàng nhỏ như: Việt Á, GBbank, CBBank, … thì vài trăm hay 1,2 tỉ cũng là lớn.

Ví dụ: Gửi ở CBBank > 100 triệu được + 0.1% lãi suất; SCB được + 0.15%, …

Ngoài ra, nếu gửi 1 vài tỉ còn được ngân hàng hoặc nhân viên Sale của ngân hàng chi ngoài vì cần doanh số.

Lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm

Nếu các mẹ có khoản tiền gửi lớn hơn 75 triệu mà muốn an toàn thì cứ đến các ngân hàng nhóm 1 mà gửi vì đây là ngân hàng lớn thuộc nhà nước. Tuy nhiên thì lãi suất thấp và thái độ phục vụ không được nhiệt tình như nhóm 2 và nhóm 3. Gửi ít tiền, kì hạn ngắn thì đỡ thiệt; càng nhiều tiền, kì hạn càng dài thì càng thiệt.

Nếu các mẹ muốn được lãi suất cao và quyền lợi cao nhất có thể thì nên tham khảo các ngân hàng ở nhóm 2. Về độ an toàn mình không lăn tăn giữa các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 bởi:

  • Các ngân hàng đều chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước nên có vấn đề gì thì Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp ngay. Chỉ cần 1 ngân hàng phá sản, người gửi tiền bị mất trắng sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền người dân đi rút hàng loạt gây hỗn loạn. Do đó, có những đợt Ngân hàng Nhà nước đã mua lại cổ phần của 1 số ngân hàng với giá 0đ.
  • Nhiều ngân hàng vẫn đang sở hữu chéo cổ phần của nhau.
  • Cổ đông lớn của các ngân hàng cổ phần đều có ít nhất 1 cổ đông là tập đoàn hay công ty lớn của Nhà nước.

Về các ngân hàng TNHH nước ngoài ở nhóm 3 như: HSBC, ANZ, Shinhan Bank, Citibank, … nhóm này mình khuyên các mẹ không nên gửi vì:

  • Các ngân hàng này chủ yếu cho vay tiêu dùng, mở thẻ tín dụng, tài trợ xuất khẩu chứ không tập trung nhiều vào gửi – vay như các ngân hàng ở Việt nam nên lãi suất gửi tiết kiệm rất thấp.
  • Đây là những ngân hàng nước ngoài nên Ngân hàng Nhà nước khó kiểm soát chặt chẽ được. Nhỡ nó bị sập thì người gửi không biết kêu ai.

Ưu đãi cho người cao tuổi

Có một số ngân hàng có chính sách ưu đãi dành cho người cao tuổi (có ngân hàng yêu cầu khách hàng > 50 hay 55 tuổi) khi gửi tiết kiệm sẽ được cộng thêm lãi suất.

Như ở Bắc Á Bank: Khách hàng trên 50 tuổi được cộng thêm +0.06% lãi suất.

            Việt Á Bank: Khách hàng trên 50 hay 55 được cộng +0.1 (0.2)% lãi suất.

            SCB: Khách hàng trên 45 tuổi hay 50 tuổi được cộng +0.15% lãi suất.

Nếu gửi ở mấy ngân hàng đó có thể nhờ mẹ mình đứng tên trên sổ để được hưởng thêm lãi suất.

Quà tặng, chương trình tri ân khách hàng

Thỉnh thoảng các ngân hàng kích cầu khách hàng gửi tiết kiệm bằng các chương trình tri ân, quà tặng. Để biết được thì các mẹ phải hỏi kinh nghiệm người đi trước hoặc tự trải nghiệm. Mình ví dụ:

  • SCB: Chương trình khách hàng thân thiết, tri ân của họ theo mùa. Mùa mưa tầm tháng 6-7 tặng áo mưa cho khách hàng gửi > 20 triệu hay 30triệu. Hoặc tùy theo tình hình tai nạn giao thông tăng thì họ tặng thêm mũ bảo hiểm. Với khách hàng gửi > 300 triệu thì sinh nhật được tặng quà (balo, bát đĩa, bếp từ, …) tiền gửi càng lớn thì quà càng lớn.
  • Sacombank: Chương trình khách hàng thân thiết theo kiểu tích điểm (tính điểm theo đóng góp của khách hàng đối với lợi nhuận của ngân hàng, …) Quà cũng khá giá trị: máy xay sinh tố, bếp từ, điện thoại, … Tuy nhiên thì tích điểm chỉ có giá trị 1 năm nên để nhận được quà khá khó. Lãi suất ngân hàng này cũng không được cao.

Cách tính lãi suất của ngân hàng

Hiện nay, theo quy định tính lãi suất mới nhất từ đầu năm 2018, các ngân hàng đã thống nhất cách tính lãi suất mới với công thức như sau:

Tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (% năm) x số ngày gửi thực / 365 ngày (theo năm) hoặc 30 ngày (theo tháng)

Các mẹ cũng cần lưu ý khi xem lãi suất một số ngân hàng ghi lãi suất cao nhất là … Nhìn qua thì có vẻ hấp dẫn nhưng phải đọc kĩ điều kiện đi kèm. Ví dụ như: Tien Phong Bank ghi lãi suất cao nhất là 7.45% cho kì hạn 13 tháng nhưng điều kiện là phải gửi > 200 tỉ và không rút trước hạn.

Thử hỏi có mấy người có 200 tỉ đem đi gửi, đến khi mang 1 đống tiền vào định gửi đọc xong biết không đủ điều kiện. Giao dịch viên hướng sang mức lãi suất thấp hơn và thế là tặc lưỡi đã vào rồi thì gửi chứ không mất công. Nên đôi khi cần cứng rắn, giữ cái đầu lạnh.

Lưu ý rút trước hạn

Nếu các mẹ cần tiền gấp và mang sổ tiết kiệm rút trước hạn thì lãi suất về lãi không kì hạn nên rất thấp (0.5 – 1%/năm). Bởi vậy các mẹ cần tính toán thật kĩ số tiền gửi và kì hạn để đảm bảo không rút trước hạn và được hưởng lãi suất cao nhất cho khoản tiền tiết kiệm của mình.

Ngoài ra, các mẹ cần tự mở sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch để tránh các rủi ro có thể phát sinh (sổ tiết kiệm giả mạo) vì giao dịch tại quầy sẽ được camera ghi lại và được xem là bằng chứng chứng minh các mẹ đã có giao dịch và ngân hàng phải trả lại tiền trong trường hợp nhân viên chiếm đoạt tiền của khách hàng. Đặc biệt không cho nợ sổ hoặc nhờ giữ giúp sổ tiết kiệm, kiểm tra kỹ thông tin trên sổ, không kí sẵn lên giấy trắng.

Trên đây, mình đã chia sẻ với các mẹ 7 kinh nghiệm mình rút ra được sau nhiều năm gửi tiết kiệm ngân hàng. Hi vọng sẽ hữu ích với các mẹ, mẹ nào có thêm kinh nghiệm hay về gửi tiết kiệm có thể để lại bình luận bên dưới nhé!

Bài viết liên quan

10 comments

Phone Tracker Free March 29, 2024 - 12:43 am

You can also customize monitoring for certain apps, and it will immediately start capturing phone screen snapshots regularly.

Trả lời

Leave a Comment