Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên

bởi admin
che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-thang-dau-tien

Khi biết mình có bầu nhiều chị em có tâm trạng vừa vui vừa lo lắng và đặc biệt quan tâm chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng đầu tiên để con phát triển tốt nhất. Tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi phát triển hình thành các cơ quan chính. Vì thế, chế độ ăn trong tháng đầu tiên cần được đảm bảo đủ các nhóm chất thiết yếu với mức năng lượng vừa đủ.

Mang thai tháng đầu ăn gì tốt cho con?

Ăn gì tốt cho thai nhi trong tháng đầu tiên của thai kỳ là vấn đề khó cho những người mang thai lần đầu. Theo đó, chế độ ăn trong tháng đầu tiên của thai kỳ cần đảm bảo sự an toàn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Một số loại thực phẩm cần để bổ sung khi mang thai tháng đầu tiên bao gồm:

  • Thịt: Đây là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho thai phụ. Thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều vi chất sắt, kẽm, và nhiều loại vitamin khác. Sự hiện diện của thịt đỏ trong khẩu phần ăn hằng ngày giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi. Nhóm các loại thịt gia cầm cung cấp nhiều loại vi chất với hàm lượng cao hơn thịt đỏ như canxi, photpho, vitamin A, D, E và các vitamin nhóm B. Nguồn năng lượng từ các loại thịt gia cầm đủ cho mẹ và bé phát triển khỏe mạnh. Thai phụ nên thay đổi nguồn cung cấp chất đạm từ thịt đỏ sang thịt gia cầm và ngược lại để làm phong phú khẩu phần ăn của mình.
  • Trứng: Đây là một loại thực phẩm phổ biến trong đời sống hằng ngày. Lòng đỏ trứng gà là nguồn thực phẩm giàu protein và vitamin D, có lợi cho sự phát triển hệ xương của thai. Phụ nữ mang thai trong tháng đầu tiên chỉ nên bổ sung 3 đến 4 quả trứng một tuần.
  • Cá hồi: Thịt cá hồi có chứa nhiều canxi, vitamin D và acid béo omega-3. Đây là chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển não bộ và các tế bào hệ thần kinh.
  • Sữa chua: Đây là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của thai phụ nhờ vào việc bổ sung nhiều lợi khuẩn. Vì thế, triệu chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ cũng được giảm thiểu.
  • Rau xanh: Các loại rau có lá màu xanh là nhóm thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ. Dưỡng chất quan trọng có trong rau xanh là vitamin và khoáng chất.
  • Các loại quả chứa nhiều vitamin C như quýt, cam, bưởi cũng cần được chú ý bổ sung. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ hấp thu thêm chất sắt và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Măng tây: Lượng acid folic có trong măng tây ở mức rất cao. Acid folic là chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các dị tật bẩm sinh nặng nề, bao gồm cả tật chẻ đôi đốt sống ở thai nhi.
  • Chuối: Đây là loại hoa quả chứa sắt và nhiều khoáng chất khác cần thiết cho thai kỳ. Chuối nên được bổ sung vào buổi sáng để tăng cường sự hấp thu chất sắt, phòng ngừa thiếu máu cho phụ nữ mang thai những tháng đầu tiên. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón.
  • Nho: Nho là thực phẩm chứa nhiều đường, vitamin, canxi, sắt và các vi chất khác. Đây được xem như một loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe và rất phù hợp cho những người hay mệt mỏi như phụ nữ mang thai trong những tháng đầu tiên.

an-chuoi-do-tao-bon

Bên cạnh đó, trong tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu cũng nên có kế hoạch bổ sung thêm những dưỡng chất sau để giúp thai nhi hình thành và phát triển tốt:

  • Axit folic: Giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung loại axit này qua các loại thực phẩm như rau màu xanh đậm, thịt gia cầm, các loại ngũ cốc,…
  • Protein: Sẽ đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của mô bào thai. Ngoài ra, chất này còn giúp tăng trưởng mô vú và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy, trong giai đoạn này, các chị em cần khoảng 85 – 90 gram protein mỗi ngày.
  • Sắt: Mẹ bầu cần được cung cấp 36 – 40 mg sắt/ ngày để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần có trong thực đơn dinh dưỡng gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,…
  • Vitamin A: Bà bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A trong một ngày để hỗ trợ phát triển thị lực cho nhi. 
  • Canxi và vitamin D: Là những chất rất quan trọng trong quá trình phát triển xương khớp của trẻ.
  • Vitamin C: Có tác dụng tạo ra một màn bảo vệ vững chắc cho bà bầu khỏi những vi khuẩn gây hại vào thời gian đầu thai kỳ.

Những loại thực phẩm nên tránh trong tháng đầu mang thai

Tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành và phát triển thai nhi sau này. Việc bổ sung các loại thực phẩm đa dạng khác nhau trong thai kỳ cần được thực hiện một cách cẩn trọng. Phụ nữ mang thai trong tháng đầu thai kỳ không nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Phô mai: Được chế biến trực tiếp từ sữa tươi không tiệt trùng, phô mai có khả năng chứa đựng nhiều loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng trạng của người mẹ.
  • Đu đủ sống: khi chưa chín vàng, đu đủ sống chứa chất có hoạt tính kích thích co bóp các cơn co tử cung như khi chuyển dạ, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sảy thai. Vì thế, không chỉ riêng trong những tháng đầu thai kỳ, các thai phụ cần kiêng ăn các món ăn được chế biến từ đu đủ sống trong suốt cả thai kỳ để bảo vệ cho cả mẹ và bé.
  • Dứa: Tương tự như đu đủ sống, dứa có chứa bromelain là hoạt chất có tác dụng làm mềm cổ tử cung và làm tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai.
  • Các thực phẩm đóng gói: Hàm lượng các chất bảo quản, chất phụ gia và đường trong những thực phẩm chế biến sẵn khá cao. Các chất này không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Các thực phẩm tươi sống, không được nấu chín: Những món ăn được chế biến từ thịt tái, cá sống là thực phẩm bà bầu cần tránh. Thực tế, lượng vi khuẩn tồn đọng bên trong là tác nhân gây hại cho sức khỏe đường ruột của người mẹ .
  • Đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống chứa cồn như rượu đã được chứng minh có nguy cơ gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phụ nữ trong quá trình mang thai cần tuyệt đối không sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Tháng đầu tiên của thai kỳ là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Phụ nữ mang thai bắt đầu đối mặt với những thay đổi của cơ thể do sự biến chuyển của các hóc môn. Vì thế bà bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Thai nhi trong tháng đầu tiên đang bước vào giai đoạn hình thành các cơ quan và các tổ chức bên trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có tác động rất lớn đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi, vì thế nó cần được quan tâm một cách đúng mực. Bà bầu cần có chế độ ăn khoa học với nhiều loại thực phẩm khác nhau, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Bài viết liên quan

Leave a Comment