Dạy trẻ con quản lý tiền bạc là trách nhiệm của phụ huynh, nhưng ở Việt Nam kĩ năng này còn rất hạn chế và cha mẹ thường không biết bắt đầu như thế nào để dạy con và có dạy thì cũng qua loa và sơ sài.
Cuốn sách “Dạy con làm giàu” – để không có tiền vẫn tạo ra tiền kể lại câu chuyện về Robert Kiyosaki và hai người cha của ông với những quan điểm tài chính và tiền bạc hoàn toàn trái ngược nhau. Trong câu chuyện người cha nghèo là cha ruột của ông tốt nghiệp Đại học Stanford và Đại học Northwestern. Đối lập với cha nghèo là người cha giàu – bố của người bạn thân nhất (Mike). Người cha giàu bỏ học từ lớp 8 và trở thành một triệu phú. Vậy hai người cha này đã có những quan điểm giáo dục như thế nào để thay đổi cuộc đời Kiyosaki?
Nội dung bài viết
- 1 Tóm tắt nội dung sách “Dạy con làm giàu”
- 2 MUA SÁCH TRÊN TIKI
- 2.1 Chương 4: Hãy nghĩ đến việc kinh doanh của mình
- 2.2 Chương 5: Liên đoàn – bí mật lớn nhất của người giàu
- 2.3 Chương 6: Người giàu tạo ra tiền
- 2.4 Chương 7: Hãy làm việc để học – Đừng làm việc vì tiền
- 2.5 Chương 8: Vượt chướng ngại vật
- 2.6 Chương 9: Sự khởi đầu
- 2.7 Chương 10: Vẫn còn muốn nhiều hơn? Đây là một số việc phải làm
- 3 Độc giả đánh giá sách Dạy con làm giàu
Tóm tắt nội dung sách “Dạy con làm giàu”
Cuốn sách đặc biệt đề cập vị trí khác nhau của đồng tiền, sự nghiệp và cuộc đời của hai người cha của tác giả. Và họ đã làm thay đổi các quyết định trong cuộc đời của Kiyosaki qua 10 chương sau:
Chương 1: Cha giàu, cha nghèo
Tôi có hai người cha: một người cha ruột (người cha nghèo) và một người cha nuôi (người cha giàu) là cha của Mike – bạn thân của tôi. Cha ruột thì có bằng thạc sĩ, còn cha nuôi chưa học hết lớp 8 nhưng hai ông đều thành công và sức ảnh hưởng đến người khác trong sự nghiệp của mình. Tôi học được rất nhiều lời khuyên bảo của cả hai nhưng chúng hoàn toàn trái ngược nhau.
Nếu chỉ có một người cha thì thật đơn giản khi muốn hay không tiếp nhận những lời cha dạy bảo. Tuy nhiên đây là 2 quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau khiến tôi phải suy nghĩ, so sánh và chọn lọc để học hỏi theo. Nhất là trong quan điểm về tiền bạc luôn khiến chúng ta tò mò và suy nghĩ nhiều hơn…
Tôi ảnh hưởng và học hỏi những lời dạy của cả hai cha dù những quan điểm cực kỳ khác biệt. Ví dụ như, một người bảo: “Phải học cho giỏi thì mới được làm việc ở những công ty tốt”. Người kia bảo: “Học cho giỏi thì mới mua được những công ty tốt”.
“Ngôi nhà là số đầu tư nhiều nhất và là tài sản lớn nhất của chúng ta” trái ngược với “Ngôi nhà cũng là một khoản tiền phải trả và nếu ngôi nhà là khoản đầu tư lớn nhất của con thì con gặp rắc rối rồi đây”. Cả hai cha đều trả tiền hóa đơn đúng hạn nhưng một người luôn trả đầu tiên còn người kia luôn trả sau cùng.
Cả hai người cha đều tôn trọng giáo dục và khao khát học hỏi nhưng bất đồng về việc học cái gì là quan trọng. Một người muốn tôi học chăm chỉ có chuyên môn cao để có công việc tốt và kiếm được nhiều tiền. Nhưng người kia khuyến khích tôi trở lên giàu có và bắt tiền bạc làm việc cho mình.
Đến năm 9 tuổi tôi có quyết định học hỏi người cha giàu về vấn đề tiền bạc. Ông dạy tôi qua 6 bài học đơn giản được kể lại chi tiết trong cuốn sách. Những bài học này có thể áp dụng để dạy con cái bạn trở lên giàu có hơn.
Chương 2: Người giàu không làm việc vì tiền
Điều đầu tiên người cha giàu muốn truyền đạt đến tôi là: “người giàu không bị đồng tiền chi phối” – điều này trái ngược với lối suy nghĩ trước giờ của hầu hết mọi người và được thể hiện qua các quan điểm truyền thống như: “Có làm thì mới có ăn”. Nên đa số chúng ta sẽ được lập trình từ bé là học thật giỏi, kiếm công việc ổn định và làm quần quật đến hết đời. Tiền kiếm ra chi vào những thú vui để rồi sáng thức dậy lại bắt đầu miệt mài làm việc ngày qua ngày. Trái ngược với suy nghĩ của những người giàu, họ coi việc làm giàu là sở thích. Họ biết cách sử dụng đồng tiền và sức lực của người khác để làm mình giàu lên. Bởi vậy họ có thể dành thời gian cho gia đình mà vẫn có tiền và không bị đồng tiền chi phối như người nghèo.
Bài học: Người nghèo làm việc vì tiền, người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình.
Chương 3: Tại sao phải dạy con vì tài chính?
Hầu hết con người đều không nhận ra rằng: “Vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở như thế nào”. Điều đó giống như bạn chăm sóc trồng một cái cây, đến một ngày nào đó cây phát triển bạn không cần tốn công chăm bón nữa mà vẫn có thể hưởng những mùa quả ngọt. Muốn cho cây tiền bạc của bạn phát triển thì cần có nhiều kiến thức về tài chính để biết cách chăm bón cho nó đúng cách.
MUA SÁCH TRÊN TIKI
Kiến thức tài chính cơ bản nhất là bạn phải phân biệt được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản, bạn cần phải mua nhiều tài sản. Tài sản là những thứ mang lại thu nhập cho bạn và tiêu sản là những thứ làm hao mòn tiền bạc của bạn.
Luôn nhớ:
- Người giàu mua tài sản.
- Người trung lưu mua những tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản.
- Người ngheo chỉ có toàn chi phí.
Chương 4: Hãy nghĩ đến việc kinh doanh của mình
Khi chúng ta làm việc thì chỉ nhận được mức lương tối thiểu mà công ty trả. Người chủ thường không có trách nhiệm hay muốn giúp chúng ta giàu có. Nếu bạn bỏ thời gian xây dựng sự nghiệp của riêng mình thì sẽ luôn có động lực muốn mình nhanh giàu có. Các loại tài sản mà người cha giàu liệt kê gồm:
- Những công việc kinh doanh không cần sự có mặt của tôi. Tôi sở hữu chúng nhưng thuê người khác quản lý và vận hành. Nếu tôi phải làm việc ở đó thì không còn là việc kinh doanh nữa, nó trở thành công việc mất rồi.
- Cổ phần.
- Ngân phiếu.
- Công trái chung.
- Bất động sản phát sinh thu nhập.
- Giấy nợ (giấy cho vay, cầm cố).
- Tiền bản quyền sở hữu chất xám như âm nhạc, kịch bản, bằng sáng chế.
- Và bất cứ thứ gì có giá trị, tạo ra thu nhập hay có khả năng tăng giá và có sẵn thị trường.
Chương 5: Liên đoàn – bí mật lớn nhất của người giàu
Nhờ áp dụng những bài học từ người cha giàu mà tôi thoát khỏi vòng Rat Race của một nhân viên ngay từ khi còn trẻ. Nếu không có vốn kiến thức nào (IQ tài chính) con đường của tôi sẽ khó khăn hơn nhiều. Bây giờ tôi dạy lại người khác qua những chuyên đề nghiên cứu với hi vong chia sẻ kiến thức hữu ích cho họ. Bằng cách mỗi lần nói chuyện với họ, tôi sẽ nhắc nhở mọi người: IQ tài chính được xây dựng dựa trên những kiến thức về:
- Sự hiểu biết về tài chính, kế toán
- Những chiến lược và công thức tiền kiếm tiền (hoạt động của não phải hay phần sáng tạo).
- Hiểu biết thị trường cung và cầu.
- Hiểu biết pháp luật, áp dụng đầu tư và tiếp thị để có sự bùng nổ mạnh mẽ.
Chương 6: Người giàu tạo ra tiền
Trí thông minh tài chính được tạo ra nhờ 4 kỹ năng chuyên môn:
- Sự hiểu biết tài chính. Khả năng đọc hiểu các con số.
- Những chiến lược đầu tư. Ngành khoa học tiền kiếm tiền.
- Thị trường cung và cầu.
- Luật pháp: hiểu biết về những điều lệ, phép tắc về kế toán, …
Hiểu và kết hợp 4 kỹ năng trên sẽ giúp bạn thành công và trở lên giàu có. Bạn có thể áp dụng trong việc mua bán nhà, công ty, cổ phiếu, kim loại quý, …
Chương 7: Hãy làm việc để học – Đừng làm việc vì tiền
Những kỹ năng quản lý chính cần thiết để đạt thành công:
- Quản lý vòng quay tiền mặt
- Quản lý toàn hệ thống (kể cả bản thân bạn và thời gian dành cho gia đình).
- Quản lý nhân sự.
Kỹ năng quan trọng phải kể đến là kỹ năng bán hàng và am hiểu thị trường. Kỹ năng bán hàng thể hiện ở khía cạnh giao tiếp với những người liên quan: khách hàng, nhân viên, ông chủ, … Ngoài ra còn kỹ năng giao tiếp khác như: viết, nói và đàm phán là những điều cốt yếu để có cuộc sống thành công. Đó là một kỹ năng mà tôi liên tục rèn luyện, tham gia các khóa học để có thêm nhiều kiến thức.
Chương 8: Vượt chướng ngại vật
Có 5 lý do để giải thích việc nhiều người hiểu biết về tài chính nhưng vẫn không thể phát triển được cột tài sản có thể tạo ra vòng quay tiền mặt mới. Đây là những cột tài sản có thể cho bạn cuộc sống an nhàn mà không phải làm việc toàn thời gian. Đó là:
- Sự lo sợ.
- Sự hoài nghi.
- Sự lười biếng.
- Những thói quen xấu.
- Tính kiêu ngạo.
Chương 9: Sự khởi đầu
Để trả lời câu hỏi: “Tôi có thể bắt đầu như thế nào?” tôi thường suy nghĩ những gì mà tôi đã trải nghiệm qua. 10 bước để phát triển khả năng tài chính thiên bẩm của bạn gồm:
- Tôi cần lý do hơn là một thực tế.
- Mỗi ngày tôi đều có những lựa chọn.
- Chọn bạn cho cẩn thận.
- Nắm vững một công thức rồi hãy học một công thức mới.
- Hãy trả cho mình trước.
- Hãy trả lương hậu hĩnh cho những người môi giới.
- Hãy làm một “người tặng quà da đỏ”.
- Tài sản xa xỉ phẩm.
- Cần có những anh hùng.
- Hãy dạy và bạn sẽ được học.
Chương 10: Vẫn còn muốn nhiều hơn? Đây là một số việc phải làm
Hãy học từ lịch sử. Tất cả những công ty lớn trong sở giao dịch chứng khoán đều bắt đầu tư những công ty nhỏ. Mãi đến những năm 60 tuổi đại tá Sander mới làm giàu được. Nhưng Bill Gates lại là một trong những người giàu nhất thế giới khi chưa đến 30 tuổi. Hoạt động luôn chiến thắng sự không hoạt động. Bạn phải thật sự bắt tay vào làm việc thì mới mong nhận được phần thưởng xứng đáng.
Độc giả đánh giá sách Dạy con làm giàu
Phương Trinh – Cà Mau: Cuốn sách này dạy rất nhiều thứ, phân biệt được tài sản và tiêu sản là như thế nào, vẽ ảnh mô tả dễ hiểu hơn cho người đọc nữa, hãy tìm nhiều công việc để xây dựng tài sản của mình để nó k biết thành tiêu sản. Đầu tư vào việc học, trở thành một nhà đầu tư có đầu óc.
Thiên Bình – Hà Nội: Giữa vòng xoay của tiền bạc và địa vị ,cuốn sách này là một thành công trong việc khiến người ta kiếm tiền và tiêu tiền một cách chân thật và đúng đắn nhất.
Minh An – Hà Nội: Đọc cuốn sách mình tự rút ra bài học cho chính bản thân mình và đang áp dụng chúng: “Người giàu chỉ mua tài sản, không mua cục nợ; Học kiến thức về tài chính qua kinh nghiệm; Học bán hàng; Nếu muốn thành công hãy gạt bỏ sự sợ hãi và thiếu tự tin; Không ngừng nghĩ về cơ hội”.