Minh An đã vượt qua sốt cúm A như thế nào?

bởi admin
sot-cum-a

Cúm A là một dạng của nhiễm trùng đường hô hấp, do nhóm virus A gây bệnh và thường xảy ra vào cuối năm. Ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi là lứa tuổi phổ biến hay mắc. Nhưng bố mẹ không nên chủ quan, Minh An bị sốt cúm A khi hơn 5 tuổi. Biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên phải kể đến là sốt rất cao, dù mẹ cho uống hạ sốt vẫn không thể hạ được dưới 38 độ C. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác đi kèm: con kêu mỏi cơ chân, mệt mỏi không muốn vận động, ho, …

Minh An sốt liên tục 2 ngày, nhiệt độ sốt ban đêm trên 39 độ C nên mẹ rất lo lắng bởi con có tiền sử sốt co giật hồi 9 tháng tuổi. Dù cho uống nước điện giải, thuốc hạ sốt cách 4-6 tiếng nhưng không giảm. Lòng mẹ như lửa đốt không dám chợp mắt, liên tục chườm nước và theo dõi nhiệt độ. Sáng hôm sau mẹ đã đưa Minh An đi bệnh viện để khám, sau khi làm các xét nghiệm thì con được chẩn đoám bị cúm A.

Mách mẹ cách nhận biết cúm A

Dịch cúm A lây lan rất nhanh với tỉ lệ tử vong cao có thể lây truyền từ người sang người nên cha mẹ đặc biệt chú ý. Các triệu chứng xuất hiện gần giống với triệu chứng cúm theo mùa như:

  • Sốt cao trên 38 độ C, rét run, đau họng, ho, chảy nước mũi, đau đầu, ớn lạnh, đau nhức cơ, mệt mỏi.
  • Một số người có thể buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Nặng hơn có thể thấy khó thở, viêm phổi.
  • Vì triệu chứng tương tự cúm thông thường nên để biết chính xác cần làm xét nghiệm dịch mũi họng. Nếu thấy con xuất hiện các triệu chứng trên và đặc biệt sốt cao không hạ cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để khám ngay nhé.

Cha mẹ làm gì khi nghi ngờ con bị cúm A

Khi con có các biểu hiện kể trên, cha mẹ cần cách ly con tại nhà và hạn chế tiếp xúc với mọi người. Sốt cao liên tục không hạ cần đưa con đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cúm:

  • Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Lấy dịch họng xét nghiệm virus cúm A.
  • Xét nghiệm cơ bản để tìm biến chứng của cúm: Công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, chụp X – quang tim phổi để loại trừ các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A.

Sau khi bác sĩ chẩn đoán con mắc cúm A thì cha mẹ cách ly con ở một phòng riêng tránh tiếp xúc với người thân và mọi người để phòng ngừa lây lan virus cúm cho người khác. Uống thuốc theo chỉ định của Bác sĩ đúng liều. Vệ sinh không gian sống: đồ dùng, quần áo, … tách riêng đồ dùng cho con không sử dụng chung.

Cúm A lây truyền như thế nào?

Virus cúm A có thể lây truyền từ người sang người theo những con đường:

  • Lây theo đường hô hấp: Qua đường dịch tiết, giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi văng bắn ra ngoài môi trường…
  • Lây theo đường tiếp xúc: Khi vô tình chạm tay vào các bề mặt các đồ vật thường ngày có chứa virus, sau đó lại chạm vào mắt, mũi, miệng, là nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể.

Virus cúm A tồn tại ở ngoài môi trường khá lâu từ 24-48 giờ trên các bề mặt tiếp xúc như: mặt bàn, mặt ghế, tay vịn cầu thang, cửa nắm, … Đặc biệt trong môi trường nước rất thích hợp để chúng hoạt động mạnh hơn: hồ bơi, mưa dầm, …

Bởi vậy khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần đeo khẩu trang, không cho con dùng chung đồ với gia đình: cốc uống nước, bát ăn cơm, thìa, đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, … Tốt nhất cho con ngủ riêng 1 phòng, mặt quần áo thoáng mát.

Phòng tránh cúm A như thế nào?

Cúm A lây lan với tốc độ cực nhanh, cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh cho gia đình như sau:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn sau khi đi ra ngoài về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
    Khi hắt hơi, ho cần dùng khuỷu tay che miệng, mũi, tránh dịch tiết bắn ra xung quanh nhiều.
    Đeo khẩu trang giấy y tế để bảo vệ bản thân, tránh lây bệnh theo đường giọt bắn khi đi ra ngoài và tại nơi có nguy cơ.
  • Đảm bảo vệ sinh, thông thoáng gió tại trường học, nhà ở. Vệ sinh bề mặt, lau chùi, bàn ghế, mặt tủ, tay nắm cửa … thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Theo dõi sát sức khỏe của bản thân và gia đình, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng … trong đợt dịch, cần đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và cách ly. Đeo khẩu trang giấy để tránh lây lan.
  • Đối tượng rất dễ mắc bệnh là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người già … cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh và những người nghi ngờ mắc bệnh.
  • Dù là đối tượng nào cũng nên cách ly, tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh.
  • Phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế, người nhà bệnh nhân cần đeo khẩu trang nhằm tránh lây nhiễm chéo, giữ khoảng cách tầm hơn 1-2 m đối với trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bị mắc bệnh.Không tự ý sử dụng thuốc khi nghi ngờ bị, đặc biệt là thuốc kháng virus. Hãy đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được làm xét nghiệm và chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine chủng ngừa cúm mỗi năm.
  • Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh dịch bệnh.

Cúm A là bệnh rất nguy hiểm có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp chủ động như luôn giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh nhiễm lạnh, tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Nếu nghi ngờ người thân hay chính mình bị bệnh, hãy mang khẩu trang y tế và đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm, chẩn đoán bệnh kịp thời.

Bài viết liên quan

Leave a Comment